Các thông số kỹ thuật cơ bản của camera.
Khi chọn mua camera quan sát bạn thường thấy các thông số cơ bản của camera như độ phân giải, góc nhìn, chipset, ống kính (tiêu cự), tầm xa hồng ngoại, chuẩn nén H264, công nghệ AHD, HD-TVI, HD-CVI… Vậy các thông số kỹ thuật của camera quan sát này là gì, cơ bản gồm những gì và có ý nghĩa như thế nào?
Bài viết sau chúng tôi sẽ giải thích các thông số kỹ thuật của camera để các bạn có thể xem xét, đánh giá hoặc chọn mua loại camera nào phù hợp nhất với nhu cầu của mình và gia đình.
1. Resolution (độ phân giải):
Độ phân giải là chỉ số thể hiện mức độ sắc nét của camera, các chi tiết có rõ nét hay hay không. Độ phân giải là một trong các thông số cơ bản của camera quan trọng nhất để đánh giá chất lượng camera đó có tốt không.
Độ phân giải của camera được tính theo tỷ lệ chiều ngang và chiều dọc, đơn vị tính là pixel.
Các tiêu chuẩn camera quan sát liên quan đến độ phân giải (Resolution)
Độ phân giải | Chiều ngang (pixel) | Chiều dọc (pixel) |
Camera HD 1.0Mp | 1080p | 720p |
1080p | 960p | |
Camera HD 1.3Mp | 1280p | 960p |
Camera Full HD 2.0Mp | 1280p | 1080p |
Camera 2K (4.0 Mp) | 2560p | 1440p |
2688p | 1520 | |
Camera 4K (8.0Mp) | 3840p | 2160p |
4096p | 2160p |
2. Cảm biến CMOS (cảm biến đồ họa):
Đối với camera quan sát, thông số độ phân giải thường do chipset đồ họa của camera đó quyết định.
Chipset đồ họa còn được gọi là cảm biến CMOS, là một thiết bị điện tử có nhiệm vụ “thu hình ảnh” mà ống kính camera “bắt” được, sau đó tín hiệu sẽ được chuyển qua các bộ lọc để giúp hình ảnh rõ đẹp hơn.
Chipset đồ họa được ví như là “trái tim” của camera. Nó quyết định phần lớn giá thành của 1 chiếc camera và là một trong những tiêu chuẩn cơ bản của camera quan trọng nhất để xem xét chất lượng camera có tốt không, hình ảnh có rõ đẹp, màu sắc trung thực hay không.
*.Các hãng chipset camera thông dụng trên thị trường
– Sony Chipset: cảm biến CMOS của hãng Sony-Semicon (Nhật Bản) có chất lượng hình ảnh cao cấp, rõ nét và màu sắc rất trung thực. Giá thành cao nhất.
– Panasonic Chipset: cảm biến CMOS của hãng Panasonic-Industrial (Nhật Bản) ở giữa phân khúc trung – cao cấp. Hình ảnh có độ sắc nét tốt, màu sắc khá trung thực.
– OV Chipset: cảm biến CMOS của hãng OmniVision (Mỹ) thuộc phân khúc tầm trung. OV chipset thường được dùng rất phổ biến ở các dòng camera tầm trung, có chất lượng khá, hình ảnh và độ nét khá, chấp nhận được và có giá thành tương đối tốt.
– Aptina Chipset: Aptima là 1 thương hiệu cảm biến CMOS thuộc tập toàn On Semiconductor (trụ sở tại Hoa Kỳ). Chipset Aptina được ứng dụng công nghê ̣RGBC (clearity plus) do chính hãng này phát minh. Công nghệ này hỗ trợ hình ảnh rõ nét hơn trong điều kiện ánh sáng yếu, đồng thời giúp giảm nhiễu, ít bị nhiễu hạt và màu sắc khá trung thực. Tương tự OV Chipset, Aptina là dòng chip thuộc phân khúc phổ thông, có giá thành khá tốt, được ứng dụng sản xuất rất nhiều cho các loại camera quan sát.
Ghi chú:
Ngoài các thông số trên camera quan sát thì thương hiệu chipset cũng có ý nghĩa rất quan trọng đến chất lượng hình ảnh và cả giá thành của 1 chiếc camera.
3. Các thông số trên camera quan sát liên quan đến chất lượng hình ảnh
Brightness (độ sáng):
Brightness là độ sáng của một màu, thể hiện sự sáng / tối của màu sắc, hình ảnh. Độ sáng thay đổi từ 0% đến 100%.
Mức độ sáng – tối là một trong các thông số kỹ thuật trên camera cần được cân chỉnh phù hợp để có độ sáng hình ảnh phù hợp.
Độ sáng Brightness là gì?
Contrast (độ tương phản):Độ tương phản contrast là gì
Độ tương phản là sự khác biệt giữa hai màu đen – trắng trong khu vực nhận diện của camera. Contrast cũng là một tronnhữngthông số cơ bản của camera quan sát có liên quan mật thiết đến chất lượng hình ảnh.
Saturation (độ bão hòa màu):
Độ bão hòa màu là thông số thể hiện độ thuần khiết của màu. Khi hình ảnh có độ bão hòa màu cao, màu sắc sẽ sạch và rực rỡ. Khi hình ảnh có độ bão hòa màu thấp, màu sắc sẽ bị phai nhạt (giống hiện tượng bị mất màu).
Saturation là một trong các thông số cơ bản của camera cần được cân chỉnh phù hợp để ảnh không quá lòe loẹt (rực rỡ quá) hoặc ngược lại không quá nhợt nhạt màu sắc.
Sharpness (độ sắc nét):
Độ sắc nét thể hiện sự chi tiết của hình ảnh khi camera thu hình. Khi độ sắc nét thấp ta có hình ảnh mịn và các chi tiết không rõ ràng. Khi ta điều chỉnh độ sắc nét quá cao thì xảy ra hiện tượng nhiễu hạt.
Sharpness là một trong những chỉ số kỹ thuật quan trọng trên camera để đánh giá hình ảnh có rõ nét hay bị hiện tượng nhòe hình (blur).
Gamma (chỉ số gamma):
Chỉ số Gamma có ảnh hưởng trực tiếp với các màu ở quảng giữa (muddle tone). Ví dụ như đối với màu xám, nếu chỉ số gamma quá thấp thì màu hiển thị sẽ gần với màu trắng, ngược lại nếu quá cao thì màu sẽ gần với màu đen.
Rất khó để diễn tả sự khác nhau giữa gamma và brightness. Vì vậy để giải thích thông số kỹ thuật camera đặc biệt này, mời bạn hãy quan sát hình dưới đây:
+ Khi điều chỉnh gamma trên camera quá thấp: ảnh bị sáng, mờ, các chi tiết nhợt nhạt màu sắc.
+ Khi điều chỉnh gamma trên camera quá cao: ảnh bị tối, các chi tiết rõ nét nhưng bị cháy màu.
Mirror (lật hình ảnh):
Khi bật mirror on thì ảnh sẽ bị lật đối xứng. Chế độ mirror sử dụng khi lắp camera bị ngược (ví dụ gắn camera ốp lên trần), cần phải bật mirror để khi xem trên màn hình ảnh không bị ngược đầu.
Tương tự Miror, khi lắp camera ở những tư thế không thuận lợi thì lúc này hình ảnh camera trên màn hình sẽ bị nghiêng. Bật tính năng Flip và chọn góc xoay bù vào để có góc nhìn camera chuẩn nhất.
Độ phơi sáng (Exposure):
Độ phơi sáng là số lượng ánh sáng “lọt vào” khung hình của camera. Khi độ phơi sáng cao (ánh sáng lọt vào cảm biến quá nhiều) thì hình ảnh trên camera quan sát sẽ bị chói sáng, ngược lại khi độ phơi sáng quá thấp thì ảnh sẽ bị tối đen không quan sát được.
Độ phơi sáng là một trong những tiêu chuẩn kỹ thuật trên camera quan sát rất quan trọng, có tác động và ảnh hưởng lớn đến chất lượng của 1 bức ảnh.
Độ phơi sáng (expose) khác độ sáng (brightness) như thế nào?
+. Khi brightness cao ảnh sẽ bị quá sáng và mọi thứ trở nên trắng. Tuy nhiên khi độ phơi sáng cao ảnh sẽ bị “cháy sáng” tức ảnh sẽ bị lóa, các chi tiết bị chói sáng.
+. Khi brightness thấp thì ảnh sẽ bị tối, và tương tự khi expose thấp ảnh sẽ bị tối. Trên thực tế khó phân biệt được do brightness thấp hay expose thấp.
4. Tính năng Anti-flicker (chống rung):
Anti-flicker là tính năng chống rung hình, chống co giật và chớp chớp hình ảnh khi có sự khác nhau giữa tần số camera và tần số ánh sáng tại khu vực cần quan sát.
Hiện tượng này tương tự như khi các bạn dùng camera điện thoại để quay màn hình tivi (đặc biệt là các tivi đời cũ với màn hình CRT). Ảnh chụp lại sẽ bị nhiều vệt mờ có nhiều sọc ngang, còn khi quay video thì có hiện tượng nhiều sọc ngang song song di chuyển lên xuống màn hình.
Nguyên nhân của hiện tượng “rung” này là do có sự khác biệt giữa tần số phát (màn hình CRT của tivi) và tần số của camera.
Tính năng Anti-flicker trên camera cho phép người dùng thiết lập lại tần số của camera cho phù hợp với tần số ánh sáng của khu vực cần quan sát.
Trên camera thường có 03 thiết lập Anti-Flicker cơ bản:
- Outdoor: ánh sáng tự nhiên ban ngày.
- 50Hz: ánh sáng phát ra từ các thiết bị điện tử (màn hình hiển thị, đèn Led…) thuộc khu vực điện lưới Việt Nam.
- 60Hz: ánh sáng các thiết bị điện tử thuộc điện lưới các khu vực Mỹ, Nhật, Châu Âu và các nước khác.
Anti-flicker là một trong các thông số trên camera quan sát chỉ có trên các dòng camera cao cấp, đắt tiền.
5. Giảm nhiễu 2D DNR và 3D DNR:
2D DNR (2D Digital Noise Redution) và 3D DNR (3D Digital Noise Redution) là 2 tính năng hỗ trợ giảm nhiễu hình ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu, ảnh sẽ không bị nhiễu hạt. Khi tăng mức độ giảm nhiễu quá cao hình ảnh thường bị lòe hoặc có hiện tượng bóng đỗ.
3D Digital Noise Redution là một trong các thông số trên camera quan sát giúp hình ảnh rõ nét vào ban đêm (hoặc khi ánh yếu). Tính năng chống nhiễu 3D-DNR thường chỉ xuất hiện trên các dòng camera trung và cao cấp.
Phân biệt sự khác nhau giữa 2D DNR và 3D DNR:
Công nghệ 2D DNR và 3D DNR khác nhau như thế nào?
2D-DNR:
- 2D-DNR (2DNR) là tính năng giảm nhiễu tương đối và hiện nay được ứng dụng rất phổ biến trên thị trường camera quan sát.
- 2D-DNR là một quá trình so sánh một khung hình với khung hình tiếp theo và loại bỏ bất kỳ sự kỳ lạ nào không xuất hiện trong mỗi khung hình. Đây là phương pháp giảm nhiễu tạm thời và không đủ cho hình ảnh có độ phân giải cao hơn như 4MP và 8MP.
- Mặc dù 2D DNR sẽ loại bỏ một số hạt nhiễu trong khung hình, nhưng nó không đủ để cung cấp hình ảnh không thực sự rõ nét lắm. Đó là lý do về sau công nghệ 3D-DNR được phát triển.
- 2D DNR có giá thành vừa phải.
3D-DNR:
- 3D-DNR (3DNR) là công nghệ giảm nhiễu cao cấp và tiên tiến nhất hiện nay. Công nghệ này chỉ được trang bị trên các dòng camera cao cấp.
- 3D-DNR sử dụng công nghệ khác biệt hoàn toàn. Công nghệ này sử dụng thuật toán “giảm nhiễu theo không gian”, tức là nó có thể so sánh các pixel trong cùng một khung hình (khác với công nghệ 2D DNR là so sánh các pixel của khung hình này với khung hình trước đó).
- Công nghệ 3D-DNR loại bỏ sự xuất hiện mờ của các hình ảnh ánh sáng yếu, do vậy sẽ xử lý các vật thể chuyển động mà không để lại vệt (đuôi). Trong điều kiện ánh sáng yếu, nó làm cho hình ảnh rõ hơn và sắc nét hơn so với công nghệ giảm nhiễu 2D-DNR.
- Công nghệ 3D DNR có giá thành rất đắt.
6. Góc nhìn của camera
Góc nhìn (góc quan sát) của camera là độ rộng, độ mở của vùng quan sát. Góc quan sát rộng sẽ giúp vùng quan sát camera được “rộng” hơn, giúp chúng ta thấy được không gian bao quát hơn.
Tuy nhiên các bạn cần lưu ý rằng góc quan sát tỷ lệ nghịch với khoảng cách. Điều này có nghĩa khi góc quan sát hẹp thì camera sẽ quan sát tốt các vật thể xa, khi góc quan sát rộng thì vùng quan sát rộng hơn nhưng chỉ quan sát rõ các đối tượng ở gần. Điều này tương tự như bạn đang điều chỉnh tiêu cự của 1 chiếc ống nhòm vậy!
Góc nhìn là một trong những tiêu chí kỹ thuật quan trọng khi chọn mua camera, phụ thuộc vào khoảng cách và độ rộng của không gian cần quan sát.
Một số tiêu chuẩn kỹ thuật của camera liên quan đến góc nhìn (các góc nhìn camera thông dụng):
- Góc nhìn 26 độ (camera tiêu cự lớn)
- Góc nhìn 40 độ(camera tiêu cự lớn)
- Góc nhìn 40.5 độ(camera tiêu cự lớn)
- Góc nhìn 52.9 độ(camera tiêu cự lớn)
- Góc nhìn 73 độ
- Góc nhìn 84 độ
- Góc nhìn 85 độ (thông dụng)
- Góc nhìn 87 độ (thông dụng)
- Góc nhìn 88o độ(thông dụng)
- Góc nhìn 89.9 độ (thông dụng)
- Góc nhìn 91 độ (camera góc nhìn rộng)
- Góc nhìn 98 độ (camera góc nhìn rộng)
- Góc nhìn 102 độ (camera góc nhìn rộng)
- Góc nhìn 106 độ (camera góc nhìn rộng)
- Góc nhìn 107.2 độ (camera góc nhìn rộng)
- Góc nhìn 110 độ(camera góc nhìn rộng)
- Góc nhìn 112 độ (camera góc nhìn rộng)
7. Tiêu cự của camera (ống kính)
Góc quan sát được quyết định bởi tiêu cự ống kính camera.
- Ống kính tiêu cự nhỏ => Góc quan sát lớn & khoảng cách nhỏ
- Ống kính tiêu cự lớn => Góc quan sát nhỏ & khoảng cách xa
Các bạn để ý có thể thấy rằng:
-
- Khi tiêu cự càng lớn, vật thể được rút lại rất gần và góc nhìn hẹp lại.
- Khi tiêu cự càng nhỏ, vật thể càng xa (mọi thứ nhỏ lại) và góc nhìn rộng ra.
Các tiêu chuẩn tiêu cự & góc nhìn thông dụng trên camera:
Tiêu cự (ống kính) | Góc nhìn camera | Ghi chú |
12mm | 26o | Camera tiêu cự lớn, góc nhìn hẹp |
7mm – 22mm | 40o – 17o | Tiêu cự động |
8mm | 40.5o | Camera tiêu cự lớn, góc nhìn hẹp |
6mm | 52.9o | Camera tiêu cự lớn, góc nhìn hẹp |
3.6mm | 73o | Tiêu cự thông dụng |
3.6mm | 84o | Tiêu cự thông dụng |
3.6mm | 85o | Thông dụng |
3.6mm | 87o | Thông dụng |
3.6mm | 88o | |
3.6mm | 89.9o | Thông dụng |
2.7mm – 13.5mm | 91o – 25o | Tiêu cự động |
2.7mm – 13.5mm | 98o – 26o | Tiêu cự động |
2.7mm | 102o | Góc nhìn rộng, tiêu cự ngắn |
2.7mm – 13.5mm | 102o – 29o | Tiêu cự động |
2.7mm – 13.5mm | 106o – 30o | Tiêu cự động |
2.8mm | 107.2o | Góc nhìn rộng, tiêu cự ngắn |
2.8mm – 6mm | 110.5o – 52.9o | Tiêu cự động |
2.8mm | 112o | Góc nhìn rộng, tiêu cự ngắn |
3.7mm – 11mm | 112o – 46o | Tiêu cự động |
Tiêu cự là một trong các thông số cơ bản của camera quan sát có ảnh hưởng lớn đến cách chọn vị trí lắp đặt camera. Dựa vào khoảng cách và góc độ cần quan sát, bạn cần chọn loại tiêu cự cho phù hợp.
8. Công nghệ WDR (chống ngược sáng)
WDR là viết tắt của chữ Wide Dynamic Range (dịch sát nghĩa là cho phép camera quan sát dãy ánh sáng rộng hơn) là công nghệ chống ngược sáng trên camera, giúp camera quan sát rõ các chi tiết trong tình huống bị ngược sáng (ánh sáng nền mạnh).
Ví dụ, trong tình huống camera được lắp trong tối (dưới mái nhà) và quan sát khu vực ngoài trời có ánh sáng mạnh, bị chói sáng…. thì công nghệ WDR sẽ giúp nhìn rõ vật thể hơn.
WDR cũng là một trong các thông số trên camera quan sát chỉ có trên các dòng camera đắt tiền (đi kèm với các tính năng cao cấp). Phổ biến nhất là các dòng camera chống ngược sáng WDR 120dB. Một số loại camera trung cấp thì được trang bị tính năng D-DWR (Digital WDR) không thực sự chất lượng.
9. Công nghệ Starlight / Night Breaker
Starlight (Night Breaker) là công nghệ đặc biệt giúp camera quan sát tốt màu sắc trong điều kiện ánh sáng yếu (hoặc thậm chí là rất yếu). Công nghệ Starlight được mệnh danh là giúp camera có khả năng “đánh bật bóng đêm”.
Thực vậy, công nghệ Starlight chỉ được trang bị trên những dòng camera thuộc phân khúc đắt tiền hơn, cao cấp hơn.
Công nghệ Starlight trên camera là gì
Công nghệ Starlight / Night Breaker trên camera là gì?
Trong điều kiện thiếu sáng, thay vì camera bật đèn hồng ngoại và chỉ quan sát hình ảnh trắng đen, thì với công nghệ Starlight camera sẽ quan sát được ảnh có màu sắc khá rõ ràng. Đây là một công nghệ cực hay, và rất hữu ích (theo quan điểm của chúng tôi).
10. Công nghệ Face Detection và Face Search
Face Detection (công nghệ nhận diện khuôn mặt):
Face Detection là công nghệ nhận diện gương mặt của camera. Công nghệ này cho phép camera phân biệt và phát hiện khi có người đi ngang qua vùng quan sát của camera.
Công nghệ nhận diện khuôn mặt (face detection) giúp camera phân biệt được giữa con người với các đối tượng chuyển động khác như: xe cộ, vật nuôi, thú nuôi, đồ vật…
Face detection nhận diện khuôn mặt là gì
Face Detection nhận diện khuôn mặt là gì?
Công nghệ nhận diện khuôn mặt dựa vào phân tích điểm ảnh và đưa ra kết luận đó phải là khuôn mặt con người hay không.
Ứng dụng Face Detection:
Tùy vào chức năng thiết lập của từng camera, khi phát hiện khuôn mặt thì camera sẽ có những phản ứng khác nhau như:
Ghi nhận và đo đếm hành khách lượng hành khách đi ngang qua vùng quan sát, cổng ra vào.
Cảnh báo và phát hiện đột nhập (báo động, gửi tin nhắn, gửi báo cáo qua email…)
Face Search (tính năng nâng cao): Xem thêm bên dưới.
Face Search / Face Recognition (tìm kiếm khuôn mặt)
Face Search (hay còn gọi là Face Recognition) là tính năng tìm kiếm khuôn mặt trong cơ sở dữ liệu đã được cài đặt sẵn.
Face Search/Face Recognition là tính năng nâng cao của Face Detection. Face Search là kết hợp của 02 tính năng:
Phát hiện khuôn mặt và chụp hình lại (face detection).
So sánh với cở sở dữ liệu khuôn mặt để nhận diện ra đúng đối tượng cần tìm kiếm.
Tùy vào thiết lập hành động phản ứng mà khi phát hiện đúng đối tượng cần tìm kiếm, camera sẽ kích hoạt các tính năng cần thiết như gửi báo động khẩn cấp, báo động tin nhắn…
Face Search là gì
Face Search (Face Recognition) là gì?
Ứng dụng Face Search:
Chức năng face search thường ứng dụng trong các ngành nghề cần có tính bảo mật cao.
Ví dụ như:
Các khu vực an ninh nghiêm ngặt: cảnh báo khi phát hiện những đối tượng khả nghi trong các quầy giao dịch ngân hàng; bến cảng; an ninh sân bay
Mục đích dân dụng: cảnh báo các đối tượng gây rối trật tự, các đối tượng trộm cắp tại các sòng bài, quán ăn, khách sạn, chùa chiền…
Nhu cầu gia đình: thông báo khi có khách đặc biệt đến nhà…
Nhu cầu văn phòng, công ty, cửa hàng: phân tích hành vi nhân viên tùy theo từng mục đích quan sát khác nhau.
Face recognition là gì
Face recognition là gì?
11. Led hồng ngoại
Hồng ngoại là tính năng giúp camera quan sát được vào ban đêm. Để quan sát được vào ban đêm hoặc trong điều kiện thiếu sáng, camera được trang bị 1 hệ thống đèn Led hồng ngoại. Khi hệ thống cảm biến phát hiện ánh sáng yếu, camera sẽ kích hoạt hệ thống đèn hồng ngoại lên để camera quan sát được hình ảnh trắng đen vào ban đêm.
Tùy thuộc vào độ mạnh của đèn hồng ngoại trên mỗi camera mà khoảng cách hồng ngoại camera có thể quan sát hình ảnh được sẽ khác nhau.
Led hồng ngoại cctv là gì
Led hồng ngoại Camera cctv là gì?
Các tiêu chuẩn kỹ thuật về tầm xa hồng ngoại (thông dụng):
Hồng ngoại 10m
Hồng ngoại 20m
Hồng ngoại 40m
Hồng ngoại 50m
Hồng ngoại 60m
Hồng ngoại 80m
12. Two way Audio (đàm thoại 2 chiều)
Camera đàm thoại 2 chiều là dòng camera được tích hợp micro và loa bên trong giúp có thể đàm thoại 2 chiều giữa người cầm điện thoại và người đang đứng tại vị trí camera quan sát.
Tính năng đàm thoại 2 chiều rất hữu ích trong các trường hợp như: trò chuyện với người thân, con cái, trò chuyện với người giúp việc, nhân viên bán hàng… hoặc cánh báo kẻ trộm, kẻ gian đột nhập.
Tính năng đàm thoại 2 chiều camera là gì
Tính năng đàm thoại 2 chiều camera là gì
Thông thường, tính năng kỹ thuật “Two-way audio” được trang bị trên các dòng camera wifi, home camera (camera cho gia đình) và một số dòng camera cao cấp khác.
Two-way audio là một trong những thông số trên camera quan sát hữu ích trong những tình huống bạn cần giao tiếp 2 chiều như: trò chuyện với người thân, quản lý người giúp việc, quản lý và điều hành nhân viên từ xa…
13. Công nghệ PoE (Power Over Ethernet)
PoE (Power over Ethernet) là công nghệ mới giúp cấp nguồn trên camera IP thông qua dây cáp mạng (cáp Cat5/Cat6). Với công nghệ PoE, chúng ta không cần đi 1 dây nguồn riêng cho camera mà hệ thống sẽ sử dụng 1 Switch PoE (bộ chia tín hiệu mạng hỗ trợ công nghệ PoE) để vừa đi dây mạng có tích hợp nguồn đi thẳng đến camera.
Tại cổng vào của camera PoE bạn không cần đấu dây nguồn rời mà đấu nguồn thông qua cổng mạng RJ45.
14. Công nghệ AHD, HD-CVI, HD-TVI
Cả 03 công nghệ AHD, HD-CVI, HD-TVI đều nhằm mục đích giúp truyền tín hiệu camera đi xa mà không bị giảm chất lượng hình ảnh, video.
Công nghệ AHD: là công nghệ phân tách và xử lý tín hiệu video giúp gia tăng khoảng cách truyền dẫn video (có thể lên đến 500m).
Công nghệ HD-CVI: công nghệ nén video giúp tăng khoảng cách truyền dẫn tín hiệu camera. HD-TVI là tiêu chuẩn kỹ thuật camera của hãng Dahua.
Công nghệ HD-TVI: công nghệ nén video giúp tăng khoảng cách truyền dẫn tín hiệu camera. HD-TVI là tiêu chuẩn kỹ thuật camera của hãng Hikvision.
Công nghệ AHD HD-TVI HD-CVI là gì
Công nghệ AHD HD-TVI HD-CVI là gì
Chúng tôi đã có bài viết phân biệt rất chi tiết về AHD, HD-TVI và HD-CVI. Các bạn quan tâm có thể xem thêm tại đây.
15. Chuẩn nén video H.264 và H.265
Ý nghĩa các thông số kỹ thuật trên camera và đầu ghi về 02 loại chuẩn nén H.264 và H.265:
Chuẩn nén H.264 là chuẩn nén video thế hệ cũ, được ứng dụng rất phổ biến trên các dòng camera hiện nay.
Chuẩn nén H.265 là chuẩn nén video thế hệ mới, giúp việc lưu trữ tiết kiệm hơn 50% không gian ổ cứng và giúp giảm tải băng thông mạng. H.265 là một trong những tiêu chuẩn kỹ thuật chỉ có trên các dòng camera đời mới và cao cấp.
H.265 là gì.
H.265 là gì.
Ghi chú:
Hiểu đơn giản là cùng 1 dung lượng ổ cứng thì chuẩn nén H.265 sẽ lưu trữ video trên đầu ghi được nhiều hơn, từ đó giúp tăng 50% thời gian có thể xem lại. Ví dụ: chuẩn H.264 lưu video được 14 ngày thì H.264 lưu được 21 ngày.
Mách nước:
Khi triển khai H.265 bạn cần phải có sự đồng bộ giữa camera và đầu ghi. Cụ thể nếu camera hỗ trợ H-265 thì đầu ghi cũng phải hỗ trợ H-265 (nếu không tương thích thì đầu ghi sẽ ghi video ở chuẩn nén H.264 mặc định).
Dĩ nhiên H.265 có giá thành cũng khá đắt vì đây là công nghệ mới, và trong các thông số cơ bản của camera quan sát thì H265/H265+ cũng là một trong những thông số có ảnh hưởng rất lớn chất lượng và giá thành của camera.
16. Chuẩn cáp đồng trục RG-59, RG-6 và RG-11
Đây là 03 tiêu chuẩn kỹ thuật của cáp đồng trục cho camera analog. Xét trên phương diện người sử dụng, 3 chuẩn cáp RG-59. RG-6 và RG-11 có sự khác biệt cơ bản như sau:
Cáp đồng trục RG-59: đường kính dây nhỏ, khả năng chống nhiễu thấp => Dùng cho khoảng cách ngắn.
Cáp đồng trục RG-6: đường kính dây trung bình, khả năng chống nhiễu vừa phải => Thông dụng trên thị trường, giá thành vừa phải, dễ sử dụng.
Cáp đồng trục RG-11: dây có đường kính lõi đồng lớn, khả năng chống nhiễu cao, đi được khoảng cách xa (hơi khó thi công) => Dùng cho các dự án lớn, giá thành cao.
Tìm hiểu tiêu chuẩn kỹ thuật camera trên cáp đồng trục
Tìm hiểu tiêu chuẩn kỹ thuật camera trên cáp đồng trục
>> Để hiểu rõ hơn đặc điểm của 3 loại cáp đồng trục này, chúng tôi đã có 1 bài viết rất chi tiết. Các bạn có thể tham khảo thêm tại đây: Cáp đồng trục loại nào tốt nhất giữa RG-11/U, RG-6/U và RG-59/U?
17. Chuẩn cáp mạng CAT-5 và CAT-6
Đây là 02 chuẩn dây cáp mạng thông dụng và phổ biến nhất khi đi dây tín hiệu cho Camera IP. Xét trên lợi ích người sử dụng thì 02 loại cáp mạng CAT5 và CAT6 có sự khác biệt cơ bản như sau:
Cáp mạng CAT5: dùng đi trong nhà. Cáp CAT-5 có đặc điểm dây mềm, vỏ bọc mỏng nên dễ thi công, dễ uống lượn qua các đoạn cong, gấp khúc.
Cáp mạng CAT6: khả năng chống nhiễu cao hơn cáp CAT-5, chuyên dùng đi ngoài trời hoặc đi âm tường, âm trần. Cáp CAT-6 có đặc tính chịu lực tốt hơn, lõi đồng lớn hơn nên khả năng chống nhiễu cao hơn, khoảng cách truyền tín hiệu xa hơn. Tuy nhiên cáp Cat-6 có giá thành khá đắt, không phù hợp cho các dự án nhỏ, nhu cầu gia đình.
So sánh tiêu chuẩn cáp mạng CAT5 và CAT 6 cho camera IP
So sánh tiêu chuẩn cáp mạng CAT5 và CAT 6 cho camera IP
18. Đèn Led SMD
Đèn LED SMD là gì
Đèn LED SMD là gì
Trên các dòng camera hỗ trợ hồng ngoại đời mới thường được trang bị đèn Led công nghệ SMD. Vậy công nghệ Led SMD này thực chất là gì?
Có 02 khái niệm mà bạn cần phân biệt rõ về công nghệ SMD:
SMD là viết tắt của chữ Surface-mount Device. SMD hàm chỉ các thiết bị điện tử được “dán” vào bo mạch bằng phương pháp SMT.
SMT: là viết tắt của chữ Surface-mount Technology. Là công nghệ dùng robot dùng để “dán” các linh kiện vào đúng vị trí của nó với độ chính xác cực cao (Micro mét).
Công nghệ SMD trên camera là gì
Công nghệ SMD trên camera là gì?
Tóm lại, sự khác nhau giữa SMD và SMT như thế nào?
SMD là công nghệ LED dán.
SMT là 1 quy trình công nghệ 9 bước dùng để “dán” đèn Led và các linh kiện điện tử khác.
Xem thêm: Công nghệ dán bề mặt SMT là gì?
19. Công nghệ Cloud P2P trên camera
P2P (Peer to Peer) là công nghệ điện toán đám mây. Cloud P2P là một thuật ngữ của ngành công nghệ thông tin mô tả hệ thống mạng ngang hàng. P2P được ứng dụng vào để quản lý và xem camera thông qua môi trường internet (môi trường đám mây – Cloud P2P).
Camera công nghệ P2P Cloud là gì
Camera công nghệ P2P Cloud là gì
Ngày trước, khi chưa có P2P Cloud thì việc cài đặt camera xem từ xa rất phức tạp, bởi vì mỗi lần nhà mạng đổi địa chỉ IP (hoặc nhà bị cúp điện) là phải cài đặt lại đầu ghi và modem tại nhà. Hoặc chúng ta phải sử dụng DNS của nhà cung cấp thứ 3 – và dĩ nhiên tốn phí hàng năm.
Để khắc phục nhược điểm lớn đó, hiện nay hầu hết các nhà cung cấp camera có thương hiệu đều có server DNS riêng (bạn không cần mua hoặc thuê server nữa) và họ đã tích hợp sẵn trên camera, việc cài đặt rất nhanh và thuận lợi, không bị tình trạng camera không xem được từ xa mỗi khi nhà mạng đổi địa chỉ ip nữa. Các hãng camera lớn như: KBVision, HikVision, Dahua… đều có server Cloud P2P riêng đặt tại Việt Nam nên việc xem camera từ xa qua mạng internet có tốc độ cực nhanh.
Ngày nay, P2P được mặc nhiên xem như là một trong các thông số trên camera quan sát “không thể thiếu”. Kể cả tất cả các dòng đầu ghi đời mới hiện nay cũng đều được trang bị tiêu chuẩn kỹ thuật P2P này.
20. Push Notification và Push Video
Cả Push Notification và Push Video là tính năng thông báo qua ứng dụng khi camera phát hiện những sự kiện bất thường do người dùng thiết lập.
Những sự kiện bất thường:
Tùy thuộc vào tính năng của mỗi camera, những sự kiện bất thường có thể thiết lập thông báo gồm có:
Khi camera phát hiện chuyển động (motion detection); khi phát hiện chuyển động trong 1 vùng được thiết lập sẵn (trên các camera cao cấp mới hỗ trợ).
Khi camera phát hiện đồ vật bị mất cắp, bị di chuyển (camera cao cấp).
Khi camera phát hiện ra có người đi ngang hàng rào ảo.
Khi camera phát hiện khuôn mặt
Khi camera nhận dạng ra 1 người nào đó được thiết lập trước.
Phân biệt Push Notification và Push Video:
1. Push Notification:
Là tin nhắn dạng pop-up lên màn hình điện thoại, thông qua ứng dụng camera trên điện thoại.
Tính năng báo động Push Notification là gì
Tính năng báo động Push Notification trên điện thoại là gì?
2. Push Video:
Tính năng gợi ý xem đoạn video thời gian thực vào lúc phát hiện có sự kiện bất thường đó.
Báo động Push Video trên camera là gì
Tính năng báo động Push Video trên camera là gì?
Lời kết
Như vậy qua phần giới thiệu ngắn gọn các thông số kỹ thuật của camera quan sát như trên, chúng tôi hy vọng các bạn đã phần nào được giải thích ý nghĩa các thông số cơ bản của camera cụ thể hơn, cũng như nắm vững những thông tin cần thiết để có thể chọn loại camera có tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với nhu cầu của mình.
Chúc các bạn thành công. Thân mến!